Phản ứng oxi hoá - khử

Định nghĩa phản ứng oxi hoá - khử

Ví dụ : Khi đốt natri trong khí clo, ta có phương trình phản ứng :

2Na + Cl2 = 2NaCl

Trong phản ứng trên, nguyên tử natri nhường electron cho nguyên tử clo, biến thành ion Na+ và ion Clˉ. Ta có các quá trình sau :

Na  -  e  =  Na+

Cl  +  e  =  Clˉ

    Người ta gọi quá trình natri nhường electron là quá trình oxi hoá natri.

    Quá trình clo thu electron là quá trình khử clo. Nguyên tử natri nhường electron : nó là chất khử (hay chất bị oxi hoá).

    Nguyên tử clo thu electron : nó là chất oxi hoá (hay chất bị khử).

    Phản ứng (1) là phản ứng oxi hoá - khử

    Ví dụ 2 : Cho clo tác dụng với muối sắt (II) clorua, ta có phương trình phản ứng :

2FeCl2 + Cl2 = 2FeCl3

    Trong phản ứng trên ion Fe2+ (trong muối FeCl2) nhường electron cho nguyên tử clo để tạo thành ion Fe3+ và ion Clˉ. Ta có các quá trình sau :

Fe2+  -  e  =  Fe3+  sự oxi hoá

Cl  +  e  =  Clˉ    sự khử

    Ion Fe2+ là chất khử, nguyên tử clo là chất oxi hoá.

    Khái niệm "chất" ở đây là bao gồm nguyên tử, phân tử hoặc ion.

    Phản ứng (2) là phản oxi hoá - khử

    Định nghĩa :        Sự oxi hoá là sự mất electron

                                Sự khử là sự thu electron

                                Chất nhường electron là chất khử

                                Chất thu electron là chất oxi hoá.

    Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng trong sso nguyên tử hoặc ion này nhường electron cho nguyên tử hoặc ion khác.

    Một chất chỉ có thể nhường electron khi có mặt một chất khác thu electron. Vì vậy trong phản ứng oxi hoá - khử, quá trình oxi hoá và quá trình khử bao giờ cũng diễn ra đồng thời.

Fri Apr 25 2025 10:38:36 GMT+0000 (UTC)
Copyright© 2023 Học Học Học.