Phản ứng oxi hoá - khử

Số oxi hoá (hay mức oxi hoá)

    Để thuận tiện cho việc thành lập phương trình phản ứng oxi hoá - khử, người ta dùng khái niệm số oxi hoá.

    Số oxi hoá là diện tích của nguyên tử trong phân tử nếu giả định rằng các cặp electron chung chuyển hẳn về nguyên tử có độ âm điện lớn hơn (nghĩa là nếu phân tử có liên kết ion).

    Số oxi hoá của các nguyên tố được xác định theo các quy tắc sau :

    a. Số oxi hoá của nguyên tử các đơn chất bằng không

    Ví dụ : Số oxi hoá của Fe, Cu, Cl, S bằng không

    b. Đối với các ion đơn nguyên tử, số oxi hoá bằng điện tích của ion đó.

    Ví dụ : Số oxi hoá của Na+, Mg2+, Iˉ, S2-, lần lượt bằng +1, +2, -1, -2.

    c. Trong các hợp chất, số oxi hoá của hiđro bằng +1, của oxi bằng -2.

    d. Trong một phân tử, tổng số oxi hoá của các nguyên tử bằng không.

    Ví dụ : Tính số oxi hoá của nitơ trong các hợp chất amoniac NH3, axit nitơrơ HNO2 và axit nitric HNO3.

    Ta gọi x, y, z là các số oxi hoá cần tìm.

    Trong NH3    : x + 3(+1) = 0  ->  x = -3

    Trong HNO2 : (+1) + y + 2(-2) = 0  ->  y = +3

    Trong HNO3 : (+1) + z + 3(-2) = 0  ->  z = +5

Fri Apr 25 2025 10:01:48 GMT+0000 (UTC)
Copyright© 2023 Học Học Học.