Cấu tạo nguyên tử

Sự chuyển động của electron trong nguyên tử

 

Lúc đầu người ta cho rằng các electron chuyển động xung quanh hạt nhân nguyên tử theo những quỹ đạo hình tròn hay bầu dục như quỹ đạo của các hành tinh chuyển động xung quanh Mặt trời - mẫu hành tinh nguyên tử của Rơzơfo-Bo (Rutherford-Bohr).

    Mẫu Rơzơfo-Bo đã có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển lí thuyết cấu tạo nguyên tử, nhưng nó tỏ ra không đầy đủ để giải

 thích mọi tính chất của nguyên tử.

    Về sau, nhờ công trình nghiên cứu của nhiều nhà bác học người ta biết rằng chuyển động của electron trong nguyên tử không theo một quỹ đạo xác định.

    Electron là một phân tử mang điện, lại chuyển động rất nhanh (tốc độ hành nghìn km/s) trong khu vực xung quanh hạt nhân tạo thành một đám mây electron. Mật độ điện tích của đám mây này không đều, khu vực có mật độ điện tích lớn nhất khu vực trong đó khả năng có mặt electron là lớn nhất. Người ta gọi khu vực này là obitan nguyên tử.

 

    Chẳng hạn trong nguyên tử hiđrô, electron có thể có mặt khắp nơi trong vùng bao quanh hạt nhân tạo thành đám mây electron, nhưng mật độ điện tích của đám mây electron đó lớn nhất ở bên trong một hình cầu có đường kính là 1Å (hạt nhân ở tâm). Ở khu vực đó, khả năng có mặt của electron là lớn nhất (tới 90%). Ta tưởng tượng nếu trong một giây ta chụp được 1000 tấm ảnh nguyên tử hiđro thì trong 900 tấm ảnh electron sẽ có mặt ở khu vực trên.

    Vị sao trong nguyên tử, mỗi electron lại có khu vực tồn tại ưu tiên của mình? Đó là do trong nguyên tử, mỗi electron có một năng lượng riêng.

 

Sun Sep 08 2024 02:49:49 GMT+0000 (UTC)
Copyright© 2023 Học Học Học.