Cấu tạo nguyên tử
1. Phân nhóm chính nhóm VIII
Còn được gọi là nhóm khí hiếm, gồm các nguyên tố sau :
Z | Tên | Kí hiệu | Electron lớp ngoài cùng |
2 | Heli | He | 1s2 |
10 | Neon | Ne | - 2s2 2p6 |
18 | Agon | Ar | - 3s2 3p6 |
36 | Kripton | Kr | - 4s2 4p6 |
54 | Xenon | Xe | - 5s2 5p6 |
Trừ heli ra, nguyên tử của tất cả các nguyên tố trong nhóm đều có lớp ngoài cùng gồm 8 electron (cả 8 electron đều đã ghép đôi) : đó là cấu hình electron bền vững.
Thực tế cho thấy các nguyên tố khí hiếm hầu như không tham gia vào các phản ứng hoá học (vì vậy còn gọi là khí trơ).
Dưới dạng đơn chất, các phân tử khí hiếm chỉ gồm có một nguyên tử và đều ở trạng thái khí ở điều kiện thường.
2. Phân nhóm chính nhóm I.
Còn gọi là nhóm kim loại kiềm, gồm các nguyên tố sau :
Z | Tên | Kí hiệu | Electron lớp ngoài cùng | ||||||||||||||||||||
|
Nguyên tử của tất cả các kim loại kiềm chỉ có 1 electron lớp ngoài cùng. So với vỏ nguyên tử của các khí hiếm gần nhất trong bảng tuần hoàn, thì nguyên tử của các kim loại kiềm có dư 1 electron. Vì vậy trong các phản ứng hoá học, các kim loại kiềm có khuynh hướng nhường đi 1 electron để đạt tới cấu hình electron của khí hiếm. Do đó, trong các hợp chất, các kim loại kiềm chỉ có hoá trị 1+. Ở dạng đơn chất, đó là các kim loại điển hình.
- Tác dụng mạnh với oxi tạo thành các oxit bazơ tan trong nước, ví dụ Li2O, Na2O v.v...
- Tác dụng mạnh với nước ở nhiệt độ thường tạo thành hiđro và hiđroxit kiềm mạnh : NaOH, KOH v.v...
- Tác dụng với các phi kim khác tạo thành muối : NaCl, K2S.
3. Phân nhóm chính nhóm VII.
Còn được gọi là nhóm halogen, gồm các nguyên tố sau :
Z | Tên | Kí hiệu | Electron lớp ngoài cùng | ||||||||||||||||
|
Nguyên tử của các nguyên tố halogen có 7 electron lớp ngoài cùng. So với nguyên tử của các khí hiếm gần nhất trong bảng tuần hoàn thì nguyên tử của các halogen còn kém 1 electron. Vì vậy, trong các phản ứng hoá học, các halogen có khuynh hướng thu thêm 1 electron để đạt tới cấu hình electron bền vững của khí hiếm. Do đó trong các hợp chất với kim loại, các halogen có hoá trị 1-.
Ở dạng đơn chất, các halogen gồm những phân tử hai nguyên tử : F2, Cl2, I2. Đó là những phi kim điển hình :
- Tác dụng mạnh với các kim loại cho các muối như KBr, MgCl2.
- Tác dụng với hiđro tạo ra những hợp chất khí HF, HCl,
- Hiđroxit của các halogen là những axit, ví dụ : HClO, HClO3.
- Hạt nhân nguyên tử
- Nguyên tố hoá học
- Đồng vị
- Thành phần cấu tạo của nguyên tử
- Sự chuyển động của electron trong nguyên tử
- Lớp electron
- Phân lớp electron
- Obitan
- Đặc điểm của lớp electron ngoài cùngSố electron tối đa trong một phân lớp, một lớp
- Số electron tối đa trong các lớp và các phân lớp (từ n = 1 đến n = 3)
- Cấu trúc electron trong nguyên tử các nguyên tố
- Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng
- Nguyên tắc sắp xếp
- Số thứ tự
- Chu kì
- Nhóm và phân nhóm
- Giới thiệu một vài phân nhóm chính
- Nhận xét về sự biến đổi cấu trúc electron của nguyên tử các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
- Kích thước, khối lượng của nguyên tử