Cấu tạo nguyên tử
Trong nguyên tử, hạt nhân mang điện tích dương hút các electron mang điện tích trái dấu. Muốn tách electron ra khỏi vỏ nguyên tử cần cung cấp năng lượng cho nó. Thực nghiện chứng tỏ rằng không phải mọi electron đều liên kết với hạt nhân chặt chẽ như nhau. Những electron ở gần hạt nhân nhất liên kết với nhau chặt chẽ nhất. Người ta nói: chúng ở mức năng lượng thấp nhất. Ngược lại, những electron ở xa hạt nhân nhất có mức năng lượng cao nhất ; chúng dễ bị tách ra khỏi nguyên tử hơn các electron khác. Chính những electron này quy định tính chất hoá học của các nguyên tố.
Tuỳ theo mức năng lượng cao hay thấp mà các electron được phân bố theo từng lớp electron (hay mức năng lượng). Các electron có mức năng lượng gần bằng nhau thuộc cùng một lớp.
Các lớp electron từ trong ra ngoài được đánh số n = 1, 2, 3, 4, .... hoặc kí hiệu bằng dãy chữ cái lớn: K, L, M, N ....
- Hạt nhân nguyên tử
- Nguyên tố hoá học
- Đồng vị
- Thành phần cấu tạo của nguyên tử
- Sự chuyển động của electron trong nguyên tử
- Lớp electron
- Phân lớp electron
- Obitan
- Đặc điểm của lớp electron ngoài cùngSố electron tối đa trong một phân lớp, một lớp
- Số electron tối đa trong các lớp và các phân lớp (từ n = 1 đến n = 3)
- Cấu trúc electron trong nguyên tử các nguyên tố
- Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng
- Nguyên tắc sắp xếp
- Số thứ tự
- Chu kì
- Nhóm và phân nhóm
- Giới thiệu một vài phân nhóm chính
- Nhận xét về sự biến đổi cấu trúc electron của nguyên tử các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
- Kích thước, khối lượng của nguyên tử