Cấu tạo nguyên tử
Cấu trúc electron trong nguyên tử các nguyên tố
Nguyên lí vững bền :
Trong nguyên tử, các electron lần lượt chiếm các mức năng lượng từ thấp đến cao.
Càng xa hạt nhân, các lớp và phân lớp electron nõi chung có mức năng lượng càng cao. Cụ thể mức năng lượng của các lớp tăng theo thứ tự từ 1 đến 7 và của phân lớp tăng theo thứ tự s, p, d, f.
Sau đây là thứ tự sắp xếp các phân lớp theo chiều tăng của mức năng lượng xác định bằng thực nghiệm :
1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s v.v....
Dựa vào nguyên lí vững bền, đồng thời chú ý đến số electron tối đa trong mỗi phân lớp, ta có thể viết được sơ đồ phân bố electron trong nguyên tử của bất kì nguyên tố náo khi biêt số hiệu nguyên tử Z của nguyên tố đó.
Ví dụ:
- Nguyên tử hiđro : Z = 1, có 1 electron. Electron này chiếm phân mức năng lượng thấp nhất là 1s.
- Nguyên tử heli : Z = 2, có 2 electron. Cả 2 electron đều chiếm phân mức 1s.
Như vậy, nguyên tử hiđro và nguyên tử heli chỉ có 1 lớp electron, lớp K.
- Nguyên tử liti : Z = 3, có 3 electron. Hai electron đầu chiếm phân mức 1s : vì phân mức 1s chỉ nhận tối đa 2 electron nên electron thứ 3 chiếm phân mức 2s.
Như vậy nguyên tử liti có 2 lớp electron, lớp K gồm 2 electron và lớp L, 1 electron v.v...
Cấu hình electron
Muốn biểu diễn sự phân bố electron theo các lớp và phân lớp, người ta dùng cấu hình electron ghi theo cách sau:
- Lớp electron được ghi bằng chữ số.
- Phân lớp được ghi bằng chữ cái thường s, p, d...
- Số electron được ghi bằng số ở phía trên bên phải của chữ cái chỉ phân lớp, các phân lớp không có electron không ghi.
Ví dụ:
Cấu hinh electron của các nguyên tử 1H, 2He, 3Li, 13Al được ghi như sau:
1H : 1s1
2He : 1s2
3Li : 1s2 2s1
13Al : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p1
Ngoài cách viết cấu hình electron như trên, muốn biểu diễn sự phân bố electron theo cac obitan, người ta làm như sau :
Kí hiệu mỗi obitan bằng một ô vuông, mỗi electron bằng một mũi tên, các electron ghép đôi được kí hiệu bằng hai mũi tên ngược chiều.
Sau đây là sơ đồ phân bố electron vào các obitan trong nguyên tử của 10 nguyên tố đầu tiên.
- Hạt nhân nguyên tử
- Nguyên tố hoá học
- Đồng vị
- Thành phần cấu tạo của nguyên tử
- Sự chuyển động của electron trong nguyên tử
- Lớp electron
- Phân lớp electron
- Obitan
- Đặc điểm của lớp electron ngoài cùngSố electron tối đa trong một phân lớp, một lớp
- Số electron tối đa trong các lớp và các phân lớp (từ n = 1 đến n = 3)
- Cấu trúc electron trong nguyên tử các nguyên tố
- Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng
- Nguyên tắc sắp xếp
- Số thứ tự
- Chu kì
- Nhóm và phân nhóm
- Giới thiệu một vài phân nhóm chính
- Nhận xét về sự biến đổi cấu trúc electron của nguyên tử các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
- Kích thước, khối lượng của nguyên tử