Cấu tạo nguyên tử
Khi sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì sau một số nguyên tố, cấu trúc electron trong nguyên tử được lặp đi lặp lại, ta nói rằng : chúng biến đổi một cách tuần hoàn.
Chẳng hạn, từ nguyên tố có Z = 3 đến Z = 10, số electron lớp ngoài cùng tăng lần lượt từ 1 đến 8. Đến các nguyên tố tiếp theo từ Z = 11 đễn Z = 18, số electron lớp ngoài cùng lại tăng lần lượt từ 1 đến 8 và cứ tiếp tục lặp lại như vậy ở các chu kì sau.
Như vậy, số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố biến thiên tuần hoàn khi điện tích hạt nhân tăng dần.
Ta đã biết rằng, cấu trúc electron trong nguyên tử các nguyên tố, đặc biệt là số electron lớp ngoài cùng quyết định tính chất hoá học của các nguyên tố.
Vì vậy, sự biến đổi tuần hoàn số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố khi điện tích hạt nhân tăng dần chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố.
Đó là nội dung của định luật tuần hoàn Menđelêep.
- Hạt nhân nguyên tử
- Nguyên tố hoá học
- Đồng vị
- Thành phần cấu tạo của nguyên tử
- Sự chuyển động của electron trong nguyên tử
- Lớp electron
- Phân lớp electron
- Obitan
- Đặc điểm của lớp electron ngoài cùngSố electron tối đa trong một phân lớp, một lớp
- Số electron tối đa trong các lớp và các phân lớp (từ n = 1 đến n = 3)
- Cấu trúc electron trong nguyên tử các nguyên tố
- Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng
- Nguyên tắc sắp xếp
- Số thứ tự
- Chu kì
- Nhóm và phân nhóm
- Giới thiệu một vài phân nhóm chính
- Nhận xét về sự biến đổi cấu trúc electron của nguyên tử các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
- Kích thước, khối lượng của nguyên tử