Liên kết hoá học
Trong các phản ứng hoá học, các nguyên tử kim loại có khuynh hướng nhường electron, các nguyên tử phi kim có khuynh hướng thu thêm electron của các nguyên tử khác để lớp vỏ ngoài cùng trở nên bền vững giống cấu hình electron của khí hiếm.
Khi nhường hoặc thu thêm electron, nguyên tử trở thành phần tử mang điện gọi là ion.
Ion dương
Ví dụ : sự tạo thành ion natri từ nguyên tử natri.
Nguyên tử natri có 11 proton trong nhân và 11 electron ngoài vỏ : nó trung hoá điện. Khi nguyên tử natri mất đi 1 electron, lớp vỏ chỉ còn 10 electron, trong khi đó số proton trong hạt nhân vẫn là 11. Như vậy là dư ra 1 điện tích dương. Nguyên tử natri không còn ở dạng nguyên tử trung hoà điện nữa mà đã biến đổi thành một phần tử mang điện dương : đó là ion dương natri.
Ta có thể biểu diễn quá trình trên bằng phương trình sau :
Na ® Na+ + e
Những nguyên tử kim loại (lớp ngoài cùng có 1, 2, 3 electron) đều dễ nhường electron để biến đổi thành ion dương.
Ví dụ : K -> K+ + e
Mg -> Mg2+ + 2e
Al -> Al3+ + 3e
Ion dương được gọi là cation. Người ta gọi tên cation bằng tên kim loại tương ứng như ion kali (K+), ion magie (Mg2+), ion nhôm (Al3+), ion sắt II (Fe2+), ion sắt III (Fe3+) v.v...
Ion âm
Ví dụ : sự tạo thành ion clorua từ nguyên tử clo.
Nguyên tử clo có 17 proton và 17 electron. Khi thu thêm 1 electron, số electron tăng lên là 18 trong khi số proton trong nhân vẫn là 17. Như vậy là dư ra 1 điện tích âm. Nguyên tử clo không còn ở dạng nguyên tử trung hoà điện nữa mà đã biến đổi thành phần tử mang điện âm : đó là ion âm clorua.
Ta có thể biểu diễn quá trình trên bằng phương trình sau :
Cl + 1e -> Clˉ
Các nguyên tử phi kim (lớp ngoài cùng có 5, 6, 7 electron) đều dễ thu thêm electron để biến đổi thành ion âm.
Ví dụ : F + 1e -> Fˉ
O + 2e -> O2ˉ
S + 2e -> S2ˉ
Các ion âm được gọi là các anion. Người ta thường gọi tân các anion bằng tên các gốc axit tương ứng. Ví dụ Fˉ, Clˉ, S2ˉ v.v... được gọi là ion florua, clorua, sunfua.....
- Các nguyên tử liên kết với nhau như thế nào ?
- Liên kết cộng hoá trị không có cực và có cực
- Sự tạo thành ion
- Sự tạo thành liên kết ion
- Kết luận về việc tạo thành liên kết hoá học
- Hoá trị của các nguyên tố
- Tinh thể nguyên tử
- Tinh thể phân tử
- Tinh thể ion
- Tinh thể kim loại
- Mol
- Tỉ khối của chất khí
- Tính kim loại, phi kim
- Độ âm điện của các nguyên tố
- Hoá trị của các nguyên tố
- Tính chất của các oxit và hiđroxit của các nguyên tố thuộc phân nhóm chính
- Vị trí của các nguyên tố trong hệ thống tuần hoàn và tính chất hoá học của chúng
- Định luật tuần hoàn Menđêlêep
- Vì sao các nguyên tử lại liên kết với nhau ?