Liên kết hoá học
Ta lấy tinh thể nước đá làm ví dụ : Trong tinh thể nước đá, mỗi phân tử nước có 4 phân tử nước lân cận gần nhất nằm trên 4 đỉnh của một tứ diện đều. Mỗi phân tử nước ở đỉnh lại có 4 phân tử lân cận nằm ở 4 đỉnh của một tứ diện đều khác và cứ tiếp tục như vậy.
Tinh thể nước đá. Trong tinh thể nước đá, mỗi phân tử nước là 1 đơn vị cấu trúc
Trong tinh thể nước đá, các phân tử liên kết với nhau bằng liên kết giữa các phân tử. Vì lực hút giữa các phân tử yếu hơn nhiều so với lực liên kết cộng hoá trị và lực hút tĩnh điện giữa các ion nên nước đá dễ nóng chảy, dễ bay hơi. Ở 00C nước đá đã bị phân huỷ một phần. Các phân tử nước dịch chuyển lại gần nhau làm cho tỉ khối của nước (lỏng) lớn hơn nước đá, vì vậy nước đá nổi lên mặt nước lỏng. Đây là đặc điểm cấu tạo tinh thể nước đá.
Các tinh thể naphtalen (băng phiến), iot, tuyết cacbonic CO2 v.v... là những tinh thể phân tử, chúng cũng dễ bị nóng chảy, bay hơi. Ngay ở nhiệt độ thường, một phần tinh thể naphtalen và iot đã bị phân huỷ. Các phân tử tách rời khỏi mạng tinh thể và khuyếch tán vào không khí làm cho ta dễ nhận ra mùi của chúng.
Trong tinh thể phân tử, các phân tử vẫn tồn tại như những đơn vị độc lập.
- Các nguyên tử liên kết với nhau như thế nào ?
- Liên kết cộng hoá trị không có cực và có cực
- Sự tạo thành ion
- Sự tạo thành liên kết ion
- Kết luận về việc tạo thành liên kết hoá học
- Hoá trị của các nguyên tố
- Tinh thể nguyên tử
- Tinh thể phân tử
- Tinh thể ion
- Tinh thể kim loại
- Mol
- Tỉ khối của chất khí
- Tính kim loại, phi kim
- Độ âm điện của các nguyên tố
- Hoá trị của các nguyên tố
- Tính chất của các oxit và hiđroxit của các nguyên tố thuộc phân nhóm chính
- Vị trí của các nguyên tố trong hệ thống tuần hoàn và tính chất hoá học của chúng
- Định luật tuần hoàn Menđêlêep
- Vì sao các nguyên tử lại liên kết với nhau ?