Liên kết hoá học
Trong một chu kì, đi từ trái sang phải, hoá trị cao nhất với oxi tăng lần lượt từ 1 đến 7 còn hóa trị với hiđro của các phi kim giảm từ 4 đến 1.
Ta lấy chu kì 3 làm ví dụ.
Sự biến đổi hoá trị của các nguyên tố
Số thứ tự của phân nhóm chính | I | II | III | IV | V | VI | VII |
Hợp chất với oxi | Na2O | MgO | Al2O3 | SiO2 | P2O5 | SO3 | Cl2O7 |
Hoá trị cao nhất với oxi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 |
Hợp chất với hiđro |
|
|
| SiH4 | PH3 | H2S | HCl |
Hoá trị với hiđro |
|
|
| 4 | 3 | 2 | 1 |
Dựa vào lí thuyết liên kết hoá học, ta có thể giải thích sự biến đổi đó như sau :
Trong chu kì 3, từ Na đến Cl, số electron ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố tăng lần lượt từ 1 đến 7 (trừ khí hiếm có 8 electron ngoài cùng).
Ba nguyên tố đầu chu kì (Na, Mg, Al) tạo thành liên kết ion với oxi nên lần lượt có điện hoá trị là 1+, 2+, 3+. Các nguyên tố tiếp theo (Si, P, S, Cl) lần lượt tạo thành 4, 5, 6, 7 liên kết cộng hoá trị với oxi, nên có hoá trị lần lượt là 4, 5, 6, 7.
Các nguyên tố phi kim Si, P, S, Cl lần lượt tạo 4, 3, 2, 1 liên kết cộng hoá trị với hiđro nên chúng có hoá trị lần lượt là 4, 3, 2, 1.
Đối với các chu kì khác, sự biến đổi hoá trị của các nguyên tố cũng diễn ra tương tự.
- Các nguyên tử liên kết với nhau như thế nào ?
- Liên kết cộng hoá trị không có cực và có cực
- Sự tạo thành ion
- Sự tạo thành liên kết ion
- Kết luận về việc tạo thành liên kết hoá học
- Hoá trị của các nguyên tố
- Tinh thể nguyên tử
- Tinh thể phân tử
- Tinh thể ion
- Tinh thể kim loại
- Mol
- Tỉ khối của chất khí
- Tính kim loại, phi kim
- Độ âm điện của các nguyên tố
- Hoá trị của các nguyên tố
- Tính chất của các oxit và hiđroxit của các nguyên tố thuộc phân nhóm chính
- Vị trí của các nguyên tố trong hệ thống tuần hoàn và tính chất hoá học của chúng
- Định luật tuần hoàn Menđêlêep
- Vì sao các nguyên tử lại liên kết với nhau ?