Liên kết hoá học
Đối với các hạt vi mô như nguyên tử, phân tử, ion người ta dùng một đơn vị lượng chất thích hợp : đó là mol.
Mol là lượng chất chứa 6.1023 hạt vi mô.
Khi dùng đơn vị mol phải chỉ rõ hạt vi mô đang xét là nguyên tử, phân tử hay ion.
Trị số 6.1023 là số nguyên tử chứa trong 12g cacbon 12
Người ta gọi số đó là số Avôgađrô (Avogadro) và kí hiệu là N.
Như vậy : 1 mol nguyên tử bằng N nguyên tử
1 mol phân tử bằng N phân tử
1 mol ion bằng N ion
1) Khối lượng mol nguyên tử
Khối lượng mol nguyên tử của một nguyên tố là khối lượng của một mol nguyên tử của nguyên tố đó.
Theo định nghĩa trên thì khối lượng mol nguyên tử chính là nguyên tử gam của một nguyên tố.
Ví dụ : MH = 1 g/mol (M là kí hiệu khối lượng mol)
MC = 12 g/mol
2) Khối lượng mol phân tử
Khối lượng mol phân tử của một chất là khối lượng của một mol phân tử chất đó.
Như vậy khối lượng mol phân tử của một chất chính là phân tử gam của chất đó.
Định luật Avôgađrô
Ở những điều kiện nhiệt độ, áp suất như nhau, những thể tích bằng nhau của mọi chất khí đều chứa cùng một số phân tử.
Vì một mol của bất kì khí nào cũng đều chứa N phân tử nên ta có hệ quả sau :
Thể tích chiếm bởi một mol phân tử của bất kì khí nào cùng bằng nhau (ở cùng nhiệt độ, áp suất)
Thực nghiệm cho bíêt, ở điều kiện tiêu chuẩn (t = 00C, p = 1at) thể tích đó là 22,4 lít.
Vậy : Thể tích mol phân tử của một khí là thể tích chiếm bởi một mol phân tử khí đó.
Thể tích mol phân tử của bất kì khí nào ở điều kiện tiêu chuẩn cũng bằng 22,4 lít.
Chú ý : Vì mol là một đơn vị cơ bản trong hệ đo lường quốc tế nên từ nay các tên riêng nguyên tử gam, phân tử gam, ion gam, thể tích phân tử gam vẫn quen dùng trước đây được thay bằng tên chung : khối lượng mol nguyên tử, khối lượng mol phân tử, khối lượng mol ion, thể tích mol phân tử.
- Các nguyên tử liên kết với nhau như thế nào ?
- Liên kết cộng hoá trị không có cực và có cực
- Sự tạo thành ion
- Sự tạo thành liên kết ion
- Kết luận về việc tạo thành liên kết hoá học
- Hoá trị của các nguyên tố
- Tinh thể nguyên tử
- Tinh thể phân tử
- Tinh thể ion
- Tinh thể kim loại
- Mol
- Tỉ khối của chất khí
- Tính kim loại, phi kim
- Độ âm điện của các nguyên tố
- Hoá trị của các nguyên tố
- Tính chất của các oxit và hiđroxit của các nguyên tố thuộc phân nhóm chính
- Vị trí của các nguyên tố trong hệ thống tuần hoàn và tính chất hoá học của chúng
- Định luật tuần hoàn Menđêlêep
- Vì sao các nguyên tử lại liên kết với nhau ?