Liên kết hoá học
Xét phản ứng đốt cháy natri trong khí clo.
Nguyên tử natri dễ dàng nhường 1 electron duy nhất lớp ngoài cùng cho nguyên tử clo để biến đổi thành ion natri Na+ với lớp vỏ ngoài bền vững giống cấu h́nh electron của khí hiếm neon gần nó nhất trong hệ thống tuần hoàn.
Nguyên tử clo có 7 electron lớp ngoài cùng, sẵn sàng nhận 1 electron của natri để trở thành ion Clˉ có 8 electron ngoài cùng giống khí hiếm agon gần nó nhất.
Hai ion mới được tạo thành mang điện ngược dấu : chúng hút lẫn nhau và tạo thành phân tử natri clorua.
Đó là quá tŕnh h́nh thành liên kết ion. Ta có thể biểu diễn quá tŕnh trên bằng sơ đồ hay bằng phương tŕnh phản ứng sau :
Lấy một ví dụ khác : sự tạo thành magie oxit.
Cũng tương tự như trên, khi đốt magie trong oxi xảy ta quá tŕnh sau :
Các hợp chất được tạo nên từ các ion được gọi là hợp chất ion.
Ví dụ : natri clorua, magie oxit v.v...
Liên kết ion được tạo thành khi các kim loại điển h́nh hoá hợp với các phi kim điển h́nh trong đó có sự chuyển hẳn 1 hay 2, 3 electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại sang lớp ngoài cùng của các nguyên tử phi kim để tạo ra các ion mang điện ngược dấu.
Vậy liên kết ion được h́nh thành do lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích ngược dấu.
- Các nguyên tử liên kết với nhau như thế nào ?
- Liên kết cộng hoá trị không có cực và có cực
- Sự tạo thành ion
- Sự tạo thành liên kết ion
- Kết luận về việc tạo thành liên kết hoá học
- Hoá trị của các nguyên tố
- Tinh thể nguyên tử
- Tinh thể phân tử
- Tinh thể ion
- Tinh thể kim loại
- Mol
- Tỉ khối của chất khí
- Tính kim loại, phi kim
- Độ âm điện của các nguyên tố
- Hoá trị của các nguyên tố
- Tính chất của các oxit và hiđroxit của các nguyên tố thuộc phân nhóm chính
- Vị trí của các nguyên tố trong hệ thống tuần hoàn và tính chất hoá học của chúng
- Định luật tuần hoàn Menđêlêep
- Vì sao các nguyên tử lại liên kết với nhau ?